Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

193c1 Bà Triệu - Lê Đại Hành - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại tư vấn
Điện thoại tư vấn 0243.9656.999
Giờ mở cửa
Giờ mở cửa: 8h - 20h ĐẶT LỊCH HẸN

Fanpage

Tiểu gắt buốt ở nữ là bệnh gì & 3 Cách điều trị hiệu quả

Điểm trung bình: 4.1/5
Bài viết có ích: 927 lượt bình chọn
Mục lục chính [Ẩn]

    Tiểu gắt buốt ở nữ có thể bắt nguồn từ việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hay do mang thai. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn có thể là triệu chứng của các bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh phụ khoa hay bệnh xã hội,… Theo dõi nội dung dưới đây để biết chính xác nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.

    Triệu chứng đi kèm tiểu gắt và buốt ở nữ

    Tiểu gắt buốt dân gian thường gọi là đái buốt. Là tình trạng bị nhói như ong đốt tại niệu đạo khi đi tiểu tiện. Đặc biệt, đái buốt sẽ tăng lên ở dòng nước tiểu cuối cùng.

    Bệnh nhân nữ khi đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng ngoài triệu chứng đái gắt buốt còn xuất hiện thêm triệu chứng khác:

    • Nước tiểu màu đục
    • Tiểu mủ, thậm chí tiểu ra máu
    • Thường xuyên mỏi tiểu
    • Đau bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục
    • Người bệnh có thể bị sốt 38 – 40 độ 

    Triệu chứng đái gắt buốt ở mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Khi gặp phải triệu chứng tiểu buốt kéo dài chị em nên tìm đến những địa chỉ khám phụ khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân cũng như hướng điều trị.

    Triệu chứng đi kèm tiểu gắt và buốt ở nữ

    Nguyên nhân tiểu rắt, tiểu buốt ở nữ giới

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiểu gắt buốt ở nữ giới. Sở dĩ phái đẹp mắc phải triệu chứng này là do một số tác nhân điển hình sau:

    • Do vi khuẩn E.coli
    • Do Chlamydia
    • Do vi khuẩn lậu
    • Do lao thận
    • Lao bàng quang do vi khuẩn lao

    Ngoài nhiễm vi khuẩn, đái gắt buốt còn do:

    • Nhiễm trùng đường tiết niệu do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách
    • Nữ giới có thói quen nhịn tiểu
    • Do cấu tạo lỗ tiểu nữ giới gần hậu môn nên dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh từ phân

    Nguyên nhân tiểu rắt, tiểu buốt ở nữ giới

    Tiểu buốt ở nữ là bệnh gì?

    Đi tiểu gắt buốt ở nữ giới cần được thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện triệu chứng đầu tiên. Vì rất có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm sau:

    1. Tiểu buốt do viêm đường tiết niệu

    Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến gây tiểu buốt ở nữ giới. Nguyên nhân do cấu tạo đường tiết niệu của nữ gần hậu môn nên vi khuẩn E.coli rất dễ xâm nhập.

    Triệu chứng:

    • Tiểu rắt, tiểu buốt
    • Cơ thể mệt mỏi, uể oải
    • Khí hư ra nhiều bất thường
    • Vùng kín ngứa, sưng tấy
    • Đau bụng dưới, đặc biệt khi quan hệ
    • Sốt nhẹ

    2. Đi tiểu gắt buốt ở nữ do viêm bàng quang

    Nguyên nhân: Do quan hệ không an toàn, vệ sinh “cô bé” không sạch sẽ, do lạm dụng thuốc tránh thai, nội tiết tố thay đổi,… Bệnh nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ lây lan sang các khu vực khác như âm đạo, cổ tử cung.

    Triệu chứng: 

    • Tiểu liên tục, mới tiểu xong vẫn có cảm giác buồn tiểu
    • Tiểu buốt
    • Nước tiểu có màu và mùi lạ
    • Tiểu ra mủ hoặc máu
    • Đau bụng dưới
    • Người bệnh khó chịu
    • Sốt nhẹ

    3. Đi tiểu buốt do viêm âm đạo 

    Âm đạo viêm nhiễm có thể loét ra và khi các vết loét tiếp xúc với nước tiểu thường gây tình trạng tiểu rát buốt ở nữ giới.

    Các triệu chứng điển hình:

    • Kinh nguyệt không đều
    • Ra nhiều khí hư bất thường, màu khí hư thay đổi
    • Buốt khi tiểu tiện vì âm đạo và niệu đạo của nữ gần nhau
    • Đau bụng dưới, đau khi quan hệ
    • Xuất huyết âm đạo
    • Âm đạo ngứa

    4. Đi tiểu gắt buốt ở nữ do viêm nội mạc tử cung

    Nguyên nhân khiến nữ giới tiểu rát buốt chính là do mắc bệnh viêm nội mạc tử cung. 

    Triệu chứng:

    • Khí hư ra nhiều, đặc biệt trước kỳ kinh 2 ngày
    • Chu kỳ kinh kéo dài, ra nhiều máu kinh
    • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu
    • Người mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn
    • Đau bụng dưới
    • Đau khi quan hệ

    5. Đái buốt do nhiễm bệnh lậu

    Lậu là bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Căn bệnh này cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản.

    Triệu chứng:

    • Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra mủ đặc màu vàng
    • Ra khí hư màu vàng hoặc xanh có mùi hôi
    • Bụng dưới đau lâm râm
    • Âm hộ ngứa rát
    • Đau hố chậu
    • Sốt, buồn nôn 

    Đái buốt do nhiễm bệnh lậu

    Các phương pháp điều trị tiểu buốt ở nữ giới

    Khi gặp tình trạng tiểu gắt buốt, chị em nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Sau đó, tùy vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị tình trạng tiểu buốt phù hợp.

    Ngoài ra, chị em có thể tham khảo một số phương pháp điều trị đái buốt, đái gắt tại nhà.

    1. Cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ bằng dân gian

    Trong dân gian có nhiều mẹo chữa đi tiểu buốt như sử dụng bí xanh, bèo cái, bột sắn dây,… Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ. Trường hợp nặng, thuốc dân gian không có tác dụng. 

    Bí xanh: Tính mát, giúp thanh lọc cơ thể và loại bỏ vi khuẩn, độc tố. Ngoài ra, bí xanh còn hỗ trợ điều trị tiểu buốt ở nữ hiệu quả.

    Cách thực hiện: Chuẩn bị 300g bí xanh, sau đó gọt vỏ, bỏ ruột và cắt thành miếng nhỏ. Đem xay nhuyễn với 200ml nước lọc để uống. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. 

    Bèo cái

    Cách thực hiện: Rửa sạch bèo cái, bỏ rễ. Sau đó, đem rang vàng bèo cái cùng với thài lài, mã đề. Sắc bèo cái, mã đề, thài lài đã rang vàng với nước uống hàng ngày. Sử dụng liên tục từ 15 – 20 ngày.

    Bột sắn:

    Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 kg sắn dây, cạo sạch vỏ, thái miếng. Sau đó đem phơi khô hoặc sấy giòn. Khi sắn dây đã được phơi khô, mang đi giã nhỏ thành bột mịn. Pha bột sắn dây uống 3 lần mỗi ngày.

    2. Cách chữa tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà bằng tây y

    Ưu điểm của bài thuốc tây y là giảm nhanh triệu chứng tiểu gắt buốt sau vài lần sử dụng. Nhược điểm là nhiều tác dụng phụ, có thể dẫn tới nhờn thuốc, kháng thuốc nếu tự ý tăng hoặc giảm liều lượng sử dụng.

    Trị tiểu buốt nữ do viêm niệu đạo: Thuốc kháng sinh cũng được chỉ định để điều trị trong trường hợp này. Tùy vào từng loại nhiễm trùng gây bệnh mà sẽ có thuốc kháng sinh phù hợp.

    Điều trị tiểu buốt do viêm âm đạo: Nếu viêm âm đạo do Trichomonas và do vi khuẩn thì được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Còn nếu viêm âm đạo do nhiễm nấm men thì được điều trị bằng thuốc kháng nấm ở dạng viên, thuốc con nhộng hoặc dạng kem.

    Các phương pháp điều trị tiểu buốt ở nữ giới

    3. Tiểu rắt tiểu buốt uống thuốc gì? Thuốc đông y

    Sử dụng thuốc đông y cũng là cách trị tiểu gắt buốt ở nữ hiệu quả, an toàn, lành tính. Hiện nay, trong đông y có nhiều bài thuốc giúp chấm dứt tình trạng đái buốt ở nữ như:

    Bài thuốc 1.

    Cách thực hiện: Mã đề, thổ linh, thương nhĩ, kinh ngân (mỗi loại 20 gam). Mỗi ngày sắc 1 thang để uống cho đến khi bệnh thuyên giảm.

    Bài thuốc 2

    Cách thực hiện: Đinh lăng, rau diếp, kim tiền thảo, vỏ bí ngô mỗi loại 20g; trạch tả 16g. Mỗi ngày sắc 1 thang, sử dụng liên tục.

    Bài thuốc 3

    Cách thực hiện: Rễ cỏ tranh, kim tiền thảo, cầu tích, thổ linh, huyền sâm mỗi thứ 16g; thục địa 20g; thủy long 30g. Mỗi ngày sắc 1 thang để uống.

    Trường hợp áp dụng các bài thuốc dân gian, tây y, đông y,… không mang lại hiệu quả. Chị em nên dừng lại, đi thăm khám bác sĩ để được chỉ định liệu pháp thích hợp.

    Cách chữa tiểu buốt ở phụ nữ bằng ngoại khoa

    Trường hợp tiểu gắt buốt ở nữ giới do viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, bệnh xã hội lậu,… chị em cần được áp dụng thủ thuật ngoại khoa mới hy vọng bệnh được chữa khỏi.

    Nếu đang ở Hà Nội, nữ giới hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tại đây, bác sĩ chỉ định phương pháp: Đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại).

    Nguyên lý hoạt động: Nhiệt lượng sóng hồng ngoại dẫn thuốc tây y chuyên khoa đặc trị đến chính xác vị trí viêm nhiễm.

    Ưu điểm: Hỗ trợ tiêu diệt mầm bệnh có hại gây tiểu buốt. Hạn chế nguy cơ tái phát và biến chứng. Tình trạng viêm nhiễm được cải thiện đáng kể. Thuốc đông y của bác sĩ chỉ định giúp tăng cường sức đề kháng, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,…

    Ngoài việc điều trị bệnh, bác sĩ cũng khuyên chị em phụ nữ cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Tạo thói quen uống nhiều nước
    • Có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiều trái cây tươi
    • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt trước và sau quan hệ
    • Kỳ kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh thường xuyên
    • Không sử dụng quần lót ẩm ướt
    • Có đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy
    • Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe

    Hy vọng thông tin trong bài giúp chị em hiểu rõ tiểu gắt buốt ở nữ giới do đâu, triệu chứng nhận biết là gì, cách điều trị hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được bác sĩ giải đáp miễn phí.

    Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243.9656.999

    "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết. Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

    Đặt hẹn trực tuyến
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng
    Ts. Bs CKII Trịnh Tùng Chuyên khoa Ngoại khoa
    • Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
    • Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
    • Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế
    BS CKI Đỗ Quang Thế Chuyên khoa ngoại tiết niệu
    • Top 5 bác sĩ khoa Ngoại xuất sắc năm 2019, năm 2020.
    • Nguyên Trưởng khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
    • Giấy khen là 1 trong 10 bác sĩ có nhiều đóng góp trong chuyên ngành Nam khoa – Ngoại khoa – Tiết niệu.
    8550 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!
    Bác sĩ CKI Giao Thị Kim Vân
    BS CKI Kim Vân Chuyên khoa Sản phụ khoa
    • Bác sĩ Sản phụ khoa cấp I - Đại học Y Hà Nội.
    • Bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội.
    7920 lượt đặt hẹn
    Khung giờ khám
    Địa chỉ Số 193c1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Miễn phí 300.000đ Phí khám lâm sàng Chỉ áp dụng khi đặt hẹn và có mã khám ưu tiên!

    Biểu hiện thường gặp

    Bài viết được quan tâm

    Chữa sùi mào gà bằng lá tía tô là phương pháp dân gian đơn giản,...
    Ở bé, khi phát hiện ở vùng cạnh hậu môn bị sưng đỏ, cương mủ...
    Cách chữa nấm âm đạo tại nhà như thế nào cho an toàn và hiệu...
    Tổng đài tư vấn bệnh phụ khoa- Kênh tư vấn sức khỏe sinh sản uy...
    Theo thống kê mới đây, có tới 15% trường hợp nam giới mắc bệnh sùi...

    Đăng ký và đặt lịch trực tuyến

    Phản hồi của bệnh nhân về phòng khám

    CHỊ PHẠM THANH TÂM
    CHỊ PHẠM THANH TÂM
    NV thu ngân - Hà Nội
    Trước đây hồi mới sinh con xong tôi bị mắc bệnh trĩ. Từ ngày chữa tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội, tôi cảm thấy rất thoải mái, tự tin và không còn lo lắng như trước nữa. Bệnh của tôi đã khỏi hoàn toàn, không còn các triệu chứng khó chịu và không hề bị tái phát. Cảm ơn các y bác sỹ rất nhiều.
    ANH NGÔ VĂN THUẬN
    ANH NGÔ VĂN THUẬN
    Lái xe taxi - Thái Nguyên
    Tôi bị trĩ nội ám ảnh suốt 1 năm trời không biết kể khổ cùng ai. Cuối cùng không chịu được nữa, nhờ có sự động viên và sự tận tình chữa trị của các bác sỹ Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội mà tôi đã không còn bị trĩ nữa. Niềm vui này chỉ biết chia sẻ cùng nhân viên phòng khám và những người cũng đang bị như tôi, chúc mọi người sớm khỏi bệnh!
    CHỊ LÊ NGỌC BÍCH
    CHỊ LÊ NGỌC BÍCH
    Kế toán - Hưng Yên
    Tôi bị đi ngoài ra máu trong 1 thời gian và đã dùng nhiều loại thuốc tây y, đông y nhưng đều không khỏi hẳn, càng ngày đi đại tiện càng đau. Trong một lần tìm trên mạng, tôi đã được Bác sỹ tư vấn và đến thăm khám điều trị tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội. Sau điều trị bệnh tình của tôi đã khỏi hoàn toàn, rất cảm ơn các bác sỹ.
    ANH NGUYỄN VĂN HÒA
    ANH NGUYỄN VĂN HÒA
    Công nhân - Nam Định
    Công việc của tôi khá vất vả, thường xuyên bê vác vật nặng nên sau khi bị đi ngoài ra máu, tôi đã đi khám tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội và được biết mình bị trĩ ngoại cấp độ 2. Và thật may mắn sau 9 tháng điều trị tôi không hề thấy dấu hiệu của bệnh trĩ tái phát. Rất cảm ơn các bác sỹ và chúc mọi người cũng được may mắn như tôi!